Nổi mụn ở sau lưng là bệnh gì? Cách ngăn ngừa như thế nào?

Nổi mụn ở sau lưng là bệnh gì? Có thể chữa sạch hết mụn sau lưng không? Đó là những băn khoăn thắc mắc mà hầu như ai cũng đều gặp phải. DƯới đây là những cách trị mụn ở lưng hiệu quả các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Chanh tươi

Theo Livestrong, phương pháp trị mụn vùng đơn giản với chanh là chà trực tiếp lên vùng da bị mụn, để trong vòng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện khoảng 1-2 lần/tuần để có kết quả tốt nhất.

Lưu ý, cách này không nên áp dụng với những người có làn da quá mỏng và nhạy cảm. Ngoài ra, chanh có thể làm khiến da mẫn cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy, bạn cần bôi kem chống nắng hoặc che lưng nếu muốn đi ra ngoài nắng.

2. Cà chua
Bạn hãy dùng một quả cà chua chín, cắt đôi rồi chà lên vùng da bị mụn, để nguyên trong 15 phút, sau đó rửa sạch. Cà chua có thể nhạy cảm so với vùng mặt, nhưng lại rất hữu ích trong việc điều trị mụn, sẹo trứng cá trên lưng, đặc biệt nếu bạn có làn da nhờn.

3. Muối hạt

Bạn có thể ngâm trong mình trong bồn tắm có pha muối hạt trong 20-30 phút. Nếu da nhờn, bạn chỉ cần lau khô mà không bôi thêm sản phẩm dưỡng da nào. Nhưng nếu da khô, bạn nên thoa một loại kem dưỡng ẩm nhẹ lên lưng sau khi tắm.

Bạn cũng có thể sử dụng một bình xịt, phun nước muối loãng lên những vùng da bị mụn 1-2 lần/ngày. Thực hiện đều đặn, chúng sẽ có tác dụng đáng kể.

4. Gỗ đàn hương và nước hoa hồng

Gỗ đàn hương có công dụng làm sạch, dưỡng da, đặc biệt khi kết hợp với nước hoa hồng. Trước hết, bạn trộn đều 2 thìa bột gỗ đàn hương với một thìa nước hoa hồng, sau đó bôi đều hỗn hợp này lên vùng da bị mụn khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện khoảng 3-4 lần/tuần để sở hữu làn da trắng sáng, mịn màng.
5. Bột yến mạch

Bột yến mạch là một trong những thành phần có lợi cho da khô, da dầu, thậm chí bị lão hóa. Nó giúp làm sạch, cải thiện vùng da bị mụn và sẹo thâm. Bạn chỉ cần trộn bột yến mạch với mật ong tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó thoa lên vùng mụn trong 5 phút, dùng bông tắm chà lại vùng lưng, khoảng 5-10 phút sau thì tắm lại bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện theo cách này 2 lần/tuần để có tác dụng rõ nhất

Những cách chữa nổi nhiều mụn ở lưng trên đây hi vọng sẽ giúp bạn không còn lo lắng và nhanh chóng chữa khỏi bệnh nhé. Đừng quên chia sẻ để mọi người cùng tham khảo và chữa bệnh nhé!

Nguồn:  http://suckhoedinhduong.net/noi-mun-o-lung-la-benh-gi.html

Hướng dẫn cách hạ sốt nhanh và hiệu quả cho người lớn

Cách hạ sốt nhanh và hiệu quả cho người lớn với những nguyên liệu từ thiên nhiên, dễ tìm và dễ sử dụng nếu bạn không thể dùng thuốc tây thì đây là cách hạ sốt vô cùng hữu hiệu. Cùng tham khảo để áp dụng nhé!

f:id:tunguyen:20180405172903j:plain

Nước:
Uống thật nhiều nước khi có thể để tránh hiện tượng mất nước trong cơ thể. Đồng thời nước cũng sẽ giúp để làm giảm nhiệt độ cơ thể và TRÁNH ăn thức ăn có dạng đặc (solid) cho đến khi sốt đã biến mất. Bạn có thể thay thế các loại thực phẩm bằng những đồ ăn có dạng lỏng bằng cách uống nhiều nước lọc và/hoặc uống nước mát như nước trái cây, sữa chua, cháo, súp…
Tắm mát:
- Hãy đi tắm nước mát, đổ đầy nước vào một bồn tắm (có thể cho thêm vài giọt dấm vào trong nước), nằm xuống và ngâm mình trong khoảng 5 phút. Lặp lại khi cần thiết cho đến khi sốt. Trước đây, các cụ nhà ta thường kiêng kị việc tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là với trẻ con. Nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh nhưng phải tuân thủ các kĩ thuật. Tắm là cách chủ yếu để hạ nhiệt cho não.
Lau mát:
- Để người bệnh trong môi trường thoáng mát, cởi bớt y phục, dùng khăn ướt lau mát khắp người nhất là các vùng cổ, nách, hạch và bẹn để giúp tăng thải nhiệt qua da. Đống thời, dùng khăn tay nhúng vào chậu nước lạnh, vắt ráo nước đắp lên những vùng trán và hai bên hố nách. Đây là những nơi đi qua của các mạch máu lớn, nên khi chườm mát những vị trí đó thì việc hạ nhiệt sẽ mau có tác dụng hơn vì thế sốt sẽ mau hạ hơn. Một số trường hợp bệnh nhân khi sốt lại kèm cảm giác ớn lạnh, đôi khi lạnh run và muốn ủ ấm, do đó phải thuyết phục bệnh nhân và người nhà chịu lau mát.
- Đối với các bé: lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ: 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Ngưng lau khi nhiệt độ bé xuống dưới 38,50C hoặc sau khi đã lau 30 phút.
Đừng ủ ấm:
- Mặc theo nhiệt độ: Đừng ủ ấm hoặc ăn mặc phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, bạn sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt. Nên mặc vừa phải, hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.
Tránh chất sắt (iron) và kẽm (zinc):

- Khi bạn bị sốt không dùng bất kỳ chất bổ sung nào có chứa chất sắt hoặc kẽm. Thêm chất sắt thường gây ra sự căng thẳng lớn trong một cơ thể để chống nhiễm khuẩn, và kẽm không được hấp thụ bởi cơ thể khi bạn bị sốt.
Đương Quy (Angelica roots):
- Nếu đun sôi và pha trong nước, nó sẽ giúp hạ sốt.

Đương quy giúp giảm sốt
Bột nghệ:
- Trộn một ít bột nghệ trong một ly sữa ấm và uống. Uống trà gừng và trà bạc hà cũng sẽ giúp đỡ.
- Sử dụng lá me và một số bột nghệ hoà hổn hợp với nước lạnh sẽ giúp loại bỏ nhiễm trùng và sốt.

Với những cách hạ sốt nhanh cho người lớn mà bài viết vừa chia sẻ các bạn có thể lưu lại để khi cần là có sử dụng nhé. CHúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Nguồn:  http://suckhoedinhduong.net/cach-ha-sot-cho-nguoi-lon.html

 

 

Đau bụng trên và đi ngoài cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm

Đau bụng trên và đi ngoài là triệu chứng khiến cho người bệnh mệt mỏi và mất sức. Vậy nguyên nhân do đâu và cách chữa như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết này để tìm câu trả lời chính xác.

f:id:tunguyen:20180404183517j:plain

Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn và đi ngoài
Hiện tượng đau bụng trên rốn và đi ngoài được các bác sĩ đông y gọi là đau vùng thượng vị. Những biểu hiện đau này sẽ khiến người bệnh bị đau đớn, cơn đau sẽ kéo dài liên tục trong vài giờ thậm chí vài ngày. Do đó người bệnh sẽ phải được thăm khám để bác sỹ chẩn đoán cho chính xác.

Hiện tượng đau bụng trên rốn và đi ngoài
Hiện tượng đau bụng trên rốn và đi ngoài
Đau thượng vị với biểu hiện những cơn đau xuất hiện trên rốn, mới đầu thì đau âm ỉ với tần xuất ít, nên sẽ khiến cho người bệnh lơ là, chủ quan. Nhưng càng về sau cơn đau sẽ càng phát triển nhanh hơn cũng như mạnh hơn, sẽ khiến cho người bệnh bị đau nhói, lan rộng ra vùng quanh rốn, nếu người bệnh không chữa kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau bụng trên rốn và đi ngoài như:

Cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh ăn các thức ăn có chứa axit, hoặc uống các loại đồ uống có chất kích thích.
Khi người bệnh có tiền sử về các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, viêm túi mật hoặc các bệnh liên quan tới gan.
Đau bụng trên rốn và đi ngoài sẽ khiến cho cơ thể người bệnh có một số triệu chứng bất thường như: Đau bụng, có thể cơn đau sẽ đau âm ỉ hoặc thậm chí đau quặn bụng lên.
Người bệnh có biểu hiện đi ngoài, phân lỏng, đi rất nhiều lần cũng như không kiểm soát được, sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước. Do đó, người bệnh cần đến các trung tâm y tế để được bác sỹ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Biểu hiện đau bụng trên rốn và đi ngoài
Biểu hiện đau bụng trên rốn và đi ngoài có thể chỉ là biểu hiện của một số căn bệnh rất nguy hiểm, khiến cho bạn không ngờ tới như: ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng…

Tin tốt cho người bị viêm đại tràng và cách điều trị không thể bỏ qua

Khi bị đau bụng trên rốn và đi ngoài nên làm gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng thượng vị và đi ngoài, ngay cả đến bác sỹ cũng cần phải thăm khám mới xác định được bệnh. Vì vậy, khi bạn thấy bị đau bụng trên rốn và đi ngoài thì nên đi tới các trung tâm y tế để được thăm khám.

Khi lần đầu tiên bạn bị đã thấy các triệu chứng như đau bụng dữ dội, kèm theo đi ngoài thì nên đến gặp bác sỹ đừng có chủ quan. Vì có rất nhiều trường hợp đã chủ quan, không cần đến bệnh viện đã ảnh hưởng đến tính mạng.
Còn những trường hợp bị bệnh mạn tính gây đau vùng thượng vị như bệnh về dạ dày, bệnh về ống mật cũng nên cần được thăm khám định kỳ để theo dõi cũng như biết được diễn biến của bệnh.
Khi bị đau bụng trên rốn và đi ngoài nên làm gì
Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, cũng như phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Vì hiện nay với sự tiến bộ vượt bậc của y học, đã mang đến cho người bệnh những chẩn đoán chính xác cũng như có hướng điều trị hiệu quả.
Ngoài ra trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, bạn nên có chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Một số bệnh đau ở vùng thượng vị có chế độ ăn uống riêng nên bạn cần chú ý, tốt nhất bạn nên ăn sạch uống sạch, ở trong một môi trường sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Các loại thực phẩm cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cũng như phải có hạn sử dụng.
Người bị đau vùng thượng vị cần lưu ý kiêng một số loại thức ăn không tốt có thể tăng kích thích axit dịch vị rất nguy hiểm.

Nếu gặp phải tình trạng đau bụng trên và tiêu chảy thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế hay bệnh viện để khám và điều trị bệnh kịp thời. Vì đây là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm đến tính mạng bạn không nên chủ quan.

Nguồn:  http://suckhoedinhduong.net/dau-bung-tren.html

 

Đau bên hông trái có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?

Để trả lời cho thắc mắc của mọi người là đau bên hông trái có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tần tật về những chứng bệnh đau bên hông trái để bạn yên tâm cũng như các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả và an toàn nhé!

f:id:tunguyen:20180404174029j:plain

Những nguyên nhân đau hông trái thông thường
Ngoài những căn bệnh kể trên có rất nhiều những nguyên nhân khách quan khác có thể gây ra tình trạng đau ở hông bên trái như:

Do lao động, làm việc nặng nhọc, bê vác vật nặng quá sức
Do ngồi lâu ngồi nhiều, không đi lại thay đổi tư thế ngồi
Nằm ngủ sai tư thế, nằm trên vật cứng dẫn tới các dây thần kinh, mạch máu vùng mông trái bị chèn ép.
Bị ngã, va đập hoặc gặp phải những chấn thương trực tiếp ở vùng hông trái

Những triệu chứng đau ở một vị trí nói chung trong nhiều trường hợp có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau và tình trạng đau hông bên trái cũng vậy. Nếu thấy những biểu hiện đau hông trái lặp lại nhiều lần, có biểu hiện gia tang cả về mức độ lẫn tần suất thì rất có thể bạn đã mắc những căn bệnh sau đây.

Đau dây thần kinh liên sườn

Dây thần kinh liên sườn bị tổn thương, xuất phát từ những vị trí đốt sống tủy ngực chạy dọc theo xương sườn chớm tới điểm mông là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau bên hông trái.

Thực chất đây là những cơn đau cơ năng do dây thần kinh bị chèn ép bởi các đốt sống vùng xung quanh gây ra.

Đau dây thần kinh tọa

Tổn thương gây đau dây thần kinh tọa được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính tạo nên những cơn đau hông trái. Người bị đau dây thần kinh tọa xuất phát từ nguyên nhân các đốt sống chèn vào các rễ dây thần kinh tạo nên quá trình va đập, chèn ép trong khi cử động.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể chạy dọc 2 bên hông kéo dài xuống đến chân.

Đau hông trái do đau lan vùng lưng
Đau lưng là một trong những tình trạng đau phổ biến, những cơn đau ở thắt lưng lan sang những vùng xung quanh cũng rất dễ gặp. Đau lưng lan xuống mông chỉ là một trong những biểu hiện đau như vậy.

Đau lan cột sống vùng lưng

Các đốt sống lưng gần với mông khi bị tổn thương hoặc bị chèn ép sẽ gây ra đau, cơn đau vùng gần mông có xu hướng chạy lan nên sẽ dẫn tới những cơn đau hông trái dữ dội bất cứ lúc nào.
Giải pháp cho tình trạng đau hông bên trái

Khi bị đau hông trái người bệnh cần chú ý những biện pháp sau để làm giảm mức độ của những cơn đau, ngoài ra đây cũng là những yếu tố cần để hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả nhất.

✓ Không làm việc, thực hiện những công việc nặng nhọc ảnh hưởng đến vùng mông

✓ Không ngồi hoặc nằm nghiêng về mông bên trái quá lâu, quá nhiều

✓ Kê gối mềm dưới mông khi ngồi hoặc nằm để giảm đau nhức

✓ Hạn chế tối đa những va chạm xảy ra ở vùng mông bên trái

✓ Sử dụng những loại thuốc giảm đau nhanh nhưng ở liều lượng vừa phải không lạm dụng.

Hi vọng với bài viết trên đây bạn đã biết được Đau bên hông trái là bệnh gì rồi nhé! Hãy kiểm tra sức khỏe của mình để đảm bảo có một sức khỏe tốt và nếu có triệu chứng bệnh thì cần điều trị kịp thời nhé!

Nguồn: http://suckhoedinhduong.net/dau-ben-hong-trai.html

Học cách tính chu kỳ kinh nguyệt tránh mang thai

Nếu như bạn không muốn uống thuốc tránh thai hay sử dụng bao cao su khi quan hệ thì với bài viết này bạn sẽ học được cách tính chu kỳ kinh nguyệt tránh mang thai an toàn nhất. Tuy nhiên, để tránh tình trạng có thai ngoài ý muốn thì bạn phải tìm hiểu kĩ bài viết này để tránh tình trạng nhầm lẫn.

f:id:tunguyen:20180403181933j:plain

Cách tính vòng kinh cơ bản

Để tính vòng kinh, các chị em hãy thực hiện các bước sau:

Bước 1: Theo dõi chu kỳ kinh của mình, đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh.

Bước 2: Đến kỳ kinh của tháng tiếp theo, tiếp tục đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh.

Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, các chị em đã có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Ví dụ:

-Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/9

-Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 1/10

Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày.

Căn cứ vào ngày phóng noãn, vòng kinh được chia ra làm 3 thời điểm khác nhau tương ứng với độ an toàn để thụ thai cũng như tránh thai: Thời điểm an toàn tương đối, thời điểm nguy hiểm và thời điểm an toàn tuyệt đối.

Các thời điểm của vòng kinh.

1. Thời điểm nguy hiểm

Trong thời điểm nguy hiểm nếu có quan hệ tình dục mà không áp dụng biện pháp tránh thai nào thì khả năng mang thai sẽ lên tới 99%. Thời điểm nguy hiểm được tính từ ngày rụng trứng cộng với 5 ngày sau.

Ví dụ: Nếu vòng kinh trung bình là 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 14. Thời điểm nguy hiểm sẽ là 14+5=19 và 14-5=9. Thời điểm nguy hiểm dễ mang thai sẽ rơi vào ngày thứ 9 - 19 của chu kì kinh nguyệt.

2. Thời điểm an toàn tương đối

Đây là lúc trứng sắp rụng, trong khi tinh trùng có khả năng sống trong âm đạo khoảng 3-5 ngày, do đó thời điểm này nếu quan hệ chỉ mang tính tương đối (vẫn có khả năng mang thai nhưng không cao lắm). Thời điểm này được tính từ ngày bắt đầu có kinh tới mốc thời điểm nguy hiểm.

Ví dụ: Vòng kinh 28 ngày thì thời điểm an toàn tương đối sẽ từ ngày thứ 1 - 9 của chu kì kinh nguyệt.

3. Thời điểm an toàn tuyệt đối

Trong thời điểm này trứng đã rụng, trứng chỉ sống trong vòng 12-24 giờ nên không thể gặp tinh trùng được. Nếu quan hệ trong thời gian này có thể tránh thai hiệu quả. Thời điểm an toàn tuyệt đối được tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm cho tới ngày chuẩn bị chu kì kinh mới.

Ví dụ: Chu kì kinh 28 ngày, ngày an toàn tuyệt đối sẽ rơi vào ngày thứ 19 - 28 của chu kì kinh nguyệt.

Cách áp dụng tính vòng kinh vào thực tế để tránh thai, thụ thai

Khi nắm rõ cách tính vòng kinh, các chị em có thể tự tính và căn cứ vào bảng sau để suy ra thời điểm dễ thụ thai nhất:

Hoặc đơn giản hơn, khi vòng kinh đều thì chị em chỉ cần tra theo một dòng ngang. Ví dụ: Nếu có vòng kinh đều đặn 30 ngày thì ngày có khả năng rụng trứng sẽ vào ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 của chu kì kinh.

Còn nếu vòng kinh không đều thì chị em hãy lấy chu kì ngắn nhất trừ đi 20 và chu kỳ dài nhất trừ đi 10. Thời điểm không an toàn sẽ là kết quả của phép tính trên.

Cách tính vòng kinh khá phổ biến, dễ thực hiện và không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, để tránh thai hoặc mang thai theo ý muốn bằng cách này chỉ áp dụng đối với những trường hợp có vòng kinh đều, hơn nữa hiệu quả mang lại thường không cao.

Hơn nữa, cách này cũng không thích hợp với vợ chồng có quan hệ tình dục với tần suất cao. Vì vậy, cách tính vòng kinh không phải là phương pháp an toàn nếu bạn có ý định dựa vào nó để tránh thai.

Với cách tránh thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt mà chúng tôi chia sẻ trên đây không những mang lại hiệu quả chính xác mà còn an toàn cho sức khỏe của bạn. Hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo và không rời vào tình trạng lo lắng khi mang thai ngoài ý muốn nhé.

Nguồn:  http://suckhoedinhduong.net/chu-ky-kinh-nguyet-tranh-thai.html

Mách bạn cách chữa trị trật khớp vai an toàn và nhanh khỏi

Trật khớp vai là một trong những chấn thương phổ biến ở mọi đối tượng đặc biệt là với những người hay chơi thể thao. Nếu như bạn đang nhận thấy mình có dầu hiệu của bệnh thì hãy đọc ngay bài viết này để học cách trị trật khớp vai hiệu quả!

f:id:tunguyen:20180402184112j:plain

Các bước sơ cứu trật khớp vai
* Bước 1: Hạn chế di chuyển hoặc cử động

Khi bị trật khớp vai, việc đầu tiên là bạn đừng di chuyển hoặc cử động khớp vai để tránh tạo thêm lực lên khớp gây đau hơn. Các động tác lắc tay, xoay khớp hoặc nắn khớp có thể khiến khớp bị tổn thương, các nhóm cơ, dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu quanh khớp vai có thể bị ảnh hưởng nặng hơn lúc ban đầu.

* Bước 2: Cố định khớp vai

Tiếp theo, dùng băng vải cố định khớp vai ở tư thế hiện tại để nâng đỡ khớp bị tổn thương, giúp người bệnh đỡ đau và thoải mái hơn.

* Bước 3: Chườm lạnh

Cho đá hoặc nước lạnh vào túi chườm và chườm lên vùng khớp vai để làm dịu nhanh cơn đau và giảm sưng hiệu quả. Chú ý tránh các phương pháp chườm nóng, bóp muối, xoa rượu thuốc, dùng mật gấu để giảm đau vì không mang đến hiệu quả giảm đau khớp vai mà có thể khiến các mạch máu, dây thần kinh bị tổn thương hơn.

* Bước 4: Đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời

Trật khớp vai tuy không quá nguy hiểm nhưng sau khi cố định khớp và chườm lạnh, bạn đã cảm thấy cơn đau thuyên giảm thì vẫn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị phù hợp, giúp chữa trật khớp nhanh chóng và an toàn hơn.

* Bước 5: Chăm sóc sau khi đã được điều trị trật khớp vai

Sau khi đã được kiểm tra về tình trạng của khớp vai bị trật, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bằng các loại thuốc uống và thuốc xoa để người bệnh thực hiện tại nhà. Khi đó, bạn cần chú ý tuân thủ tốt các việc sau:

– Uống thuốc và xoa thuốc cho khớp vai đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không được dùng các thuốc bên ngoài đơn thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

– Sau khi khớp đã phục hồi trở lại thì không nên vận động mạnh như chơi thể thao ngay mà nên tịnh dưỡng một thời gian phù hợp. Tránh tình trạng khớp còn yếu và có thể bị tổn thương trở lại nếu hoạt động mạnh.

– Di chuyển và cử động khớp vai nhẹ nhàng, các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng nên chú ý để tránh va chạm lên khớp.

Sử dụng thuốc điều trị trật khớp vai hiệu quả sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi được bệnh nhưng phải làm theo đơn thuốc của bác sĩ chỉ định. Chúc các bạn nhanh khỏi bệnh!

Nguồn:  http://suckhoedinhduong.net/trat-khop-vai.html

 

Trật khớp háng và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất

Trật khớp háng và cách điều trị bệnh hiệu quả bệnh lý để giúp bạn không còn phải chịu đau đớn và khó khăn khi di chuyển lại. Trước khi tìm hiểu cách chữa trị, bạn hãy tìm các dấu hiệu giống như cách chữa bệnh như thế nào nhé.

Những dấu hiệu và triệu chứng của trật khớp háng bao gồm:

Đi lại khó khăn;
Đi khập khiễng;
Đau đầu gối;
Đau hông, hông trở nên cứng, khó di chuyển;
Bên chân bị đau có thể bị xoay ra ngoài và nhìn ngắn hơn chân còn lại;
Cơn đau có thể xảy ra ở hông nhưng đôi khi cũng có thể thấy đau ở háng, đùi hoặc đầu gối. Cơn đau sẽ tệ hơn nếu chạy, nhảy hoặc vặn mình;
Nếu trật khớp háng xảy ra sau khi ngã hoặc bị thương thì sẽ bị đau đột ngột và dữ dội, tương tự như khi bị gãy chân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra trật khớp háng?
Nguyên nhân gây ra trật khớp háng vẫn chưa biết, nhưng tình trạng này thường xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ bị thừa cân hoặc bị mất cân bằng nội tiết tố. Hầu hết, tình trạng này sẽ bắt đầu từ từ, nhưng khoảng 10% bệnh có thể xảy ra đột ngột như sau khi ngã hoặc chấn thương khi chơi thể thao.

Nguy cơ mắc bệnh
Những ai thường mắc phải trật khớp háng?
Trật khớp háng xảy ra chủ yếu ở trẻ vị thành niên có độ tuổi trung bình từ 11 đến 15 tuổi. Bệnh trật khớp háng chiếm chưa đến 5% số ca về vấn đề trật khớp với tỷ lệ cứ 6 người mắc phải thì 5 nam mới có 1 nữ bị mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trật khớp háng?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cao mắc trật khớp háng bao gồm:

Mắc bệnh béo phì;
Sử dụng thuốc, dược phẩm (chẳng hạn như steroids);
Có những vấn đề về tuyến giáp;
Đã từng điều trị bức xạ;
Có những vấn đề về xương liên quan đến bệnh thận.
Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trật khớp háng?
Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và khám tổng quát cho trẻ. Bác sĩ sẽ xoay hông của trẻ và kiểm tra độ nhạy cảm. Bác sĩ cũng sẽ chụp X-quang khung xương chậu và vùng đùi từ nhiều góc khác nhau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cho trẻ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị trật khớp háng?
Điều trị trật khớp bằng phương pháp phẫu thuật nhằm ổn định xương bằng ghim hoặc đinh vít và giúp ngăn chặn khớp hông bị trượt hoặc di chuyển ra khỏi vị trí.

Con bạn sẽ cần dùng nạng hoặc xe lăn trong 5-6 tuần sau khi phẫu thuật. Sau khi bình phục, trẻ có thể dần dần bắt đầu các hoạt động bình thường trở lại, bao gồm cả chơi thể thao.

Biến chứng nghiêm trọng nhất là hoại tử do mất lượng máu cung cấp cho xương, dẫn đến xương bị chết và có thể gãy xương. Trẻ có thể cần phẫu thuật như chỉnh sửa hông hoặc thay thể toàn bộ hông càng sớm càng tốt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của trật khớp háng?
Nếu bị trật khớp háng, bạn nên cho trẻ duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

Đảm bảo trẻ được hướng dẫn cách sử dụng nạng;
Theo dõi triệu chứng của bệnh bắt đầu ở hông bên kia;
Gọi bác sĩ nếu trẻ cảm thấy đau ở hông hoặc đầu gối;
Khuyến khích trẻ có cân nặng hợp lý. Trẻ bị thừa cân có nguy cơ bị trật khớp háng cao hơn.

Trị trật khớp háng với những chế độ sinh hoạt phù hợp sẽ nhanh chóng giúp bạn chữa trị hiệu quả bệnh trật khớp háng. Hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo và đẩy lùi bệnh tật này nhé!

Nguồn: http://suckhoedinhduong.net/trat-khop-hang.html